top of page
  • Writer's pictureRosie

Chuyện xem phim La Vie En Rose


https://programm.ard.de/TV/one/la-vie-en-rose/
Source: https://programm.ard.de/TV/one/la-vie-en-rose/

Her words and song pierce my heart.

- Kathleen Wilkinson (một chị comment dạo trên Youtube)


Version cũn cỡn:

Mọi người coi phim này chưa? Hong phải bài hát nha, phim ó.

Phim khó coi ghê luôn! Coi mới nửa phim mà hơi bị ám ảnh luôn.

Nhưng mà hay.

--

Một bộ phim từ chối nói chuyện với não, thay vào đó, nói chuyện với cái tầng nào trong stored collective subconscious memories á. Coi nổi da gà da chó và từng tế bào nhỏ nhất đằng sau não rung lên bần bật.

Bài hát cuối cất lên cũng là lúc mình bịt tai ôm đầu in disbelief, literally. Làm sao có thể?

Không thể tin được. Phim thật sự quá hay.


Version “xem thêm”:

Tới giờ ngồi viết về bộ phim này mà mấy cọng dây thần kinh của mình cũng còn rón rén run run, lồng ngực mình đứng yên quên cả thở. Mình tự hỏi cô Marion đóng vai Édith Piaf đó đã sống những ngày sau bộ phim như thế nào. Cô có chia sẻ trên cái show kia là sau khi thủ vai đó cô bị traumatized luôn, nhưng mà how bad ha? Mẹ ơi sợ quá.


Để xem mình sẽ bắt đầu bằng cách nói về bộ phim trước hay nói về cuộc đời cô trước.


Mình biết đến bộ phim nhờ một buổi tối thứ năm hẹn với anh Dũng ở Góc Nhà Tụi Mình – một quán trà xinh. Trong quán có một thím mèo mun đẻ mấy lứa rồi nhưng còn thon mượt như thiếu nữ và tâm hồn vẫn trong trẻo như mèo con, hăm hở quạt lấy quạt để bất cứ vật thể lạ nào xuất hiện trên sàn. Nhạc nền quán mở nhẹ hều, đúng vai trò nền, âm lượng không hề có mưu đồ can thiệp vào bất kì cuộc nói chuyện của bất cứ ai đang ở trong không gian đó. Ấy vậy mà không ít lần mình phải thủ thỉ với anh Dũng là anh ơi, em bị distract bởi nhạc rồi. Lúc là một bài nhạc Trịnh, gì nhỉ, từ nay tôi đã có người, có em đi đứng bên đời líu lo, từ nay tôi đã có tình, téo teo teo téo teo tèo téo teo. Lúc lại là một bản nhạc Pháp, à, nhiều bản nhạc Pháp, nhưng có một bài làm mình dừng hẳn lại, không cái tên nào khác, chính là La Vie En Rose.


Đã từ rất lâu kể cả từ lần đầu nghe bài này, mình vẫn không hiểu được all the fuss about it. Ừ thì cuộc sống màu hồng, nhưng mắc gì nó nổi dữ vậy, nhà nhà người người cover vậy. Lời do hông nghe bản tiếng Pháp nhiều mà cũng hông có tìm hiểu nên thấy cũng thường quá mà ta, như mọi bản nhạc tình trên đời? Lúc mình thú nhận sự mất tập trung vì nhạc của mình không phải lần đầu tiên trong buổi tối, anh Dũng chuyển kênh qua chủ thể lôi kéo sự chú ý lúc đó cùng mình luôn.


  • Em coi bộ phim này chưa?

  • Ủa, có phim hả, em chưa!

  • Ừa có phim đó. Phim cũng khó coi lắm. Nói về cuộc đời cô này. Tuổi thơ cổ cũng dữ dội, bị đánh đập rồi hiếp này kia. Ủa không nhớ có hiếp không nhưng nói chung là cuộc đời tát cổ te tua. Vậy mà sau tất cả những cái tát đó, cuối cùng cổ vẫn đứng trên sân khấu hát bài Cuộc Sống Màu Hồng. Bộ phim mang về 3 giải Oscar, trong đó diễn viên chính đoạt giải nữ diễn viên xuất sắc nhất.

  • Quào! *im lặng take mental notes là về nhà nào rảnh sẽ coi*


Nào chính là ngay tối hôm sau. Mình kiếm trên Netflix không có, bảo là phải đổi vị trí qua thành Netflix Pháp thì mới coi được hay sao đó, nên thôi khỏi. Xem đỡ link lậu luôn. Chất lượng hiển nhiên không quá tốt. Màu phim vốn đã tối, nay còn mờ mờ ảo ảo khó coi hơn nữa. Nhưng thui mình happy lăn ra giường coi đỡ. Dù được dặn trước là khó coi nhưng mình vẫn tự tin xông trận, không có chuẩn bị tinh thần kĩ lắm. Hừm.


Phim kể về cuộc đời của Édith Piaf - một cô ca sĩ gần như đã trở thành biểu tượng nước Pháp, trời ơi dùng chữ ca sĩ không thì hơi xúc phạm cuộc đời cô luôn nhưng từ từ lát mình đi search từ phù hợp. Giọng ca huyền thoại. Đúng rồi, more like it. Phim không chỉ thử thách trong độ nặng tinh thần mà còn ở độ tỉnh táo nó đòi hỏi ở não nữa. Mạch phim đan xen thách thức mọi khả năng sắp xếp dữ kiện và thời gian. Phim bình tĩnh chuyển từ cảnh cô còn nhỏ tí xíu sang cảnh cô tầm ba chục ngồi giữa một bàn nhậu đầy mấy ông, giỡn hớt, rồi về lại cảnh cô lớn hơn xíu rồi qua cảnh cổ sắp chết tới nơi, trong lúc mặt mình thộn ra. Ta nói nó mệt á.


Đêm đó mình coi được nửa phim thì dừng. Phim dài tận hai tiếng hai mươi phút, là dài lắm ó. Binge-watch Netflix thì nhiêu cũng được tại mỗi tập nó bite-sized thôi, nhai nuốt ực được chứ phim tầm Oscar này thì coi kiểu đó hoặc là nghẹn điên, hoặc là không hiểu gì, nên mình coi từ từ. Mình không hề ý thức được những tác động của phim lên mình trong quá trình coi đâu nha, nhưng mà gập máy lại mình mới thấy cái cảnh. Đêm đó mình bay lên trên cung trăng luôn, nhắm mắt lại chuẩn bị ngủ mà trong đầu vất vưởng những thanh âm cổ phát ra trong lần đầu tiên bị buộc diễn trò trên đường phố, những chuyển động của khuôn miệng và của cuống lưỡi khi cổ hát, tiếng khóc tức tưởi của cô gái điếm đã nhận nuôi cổ, thương cổ như con trong cái ngày ba cổ thình lình về bắt cổ đi, những biểu cảm gương mặt phức tạp của cổ sau lần đầu tiên được hát, được vỗ tay ở trong phòng trà sau gần nửa đời người rong ruổi trên đường phố. Mẹ ơi, nó ám ảnh. Mà đó là mới nửa phim thôi đó nha.


https://www.movies.ch/de/film/vieenrose/media_scen_0.html
cổ chuẩn bị cất giọng hát lần đầu tiên - Source: https://www.movies.ch/de/film/vieenrose/

Thường thì sáng dậy (dạo này mình dậy sớm giỏi lắm đó để một bài nào đó kể sâu sau), sau khi hoàn thành các thể loại routines, mình sẽ (rất nỗ lực tập) ăn con ếch trước, ưu tiên một công chuyện gì đó cần não để làm trước rồi mới lang thang qua những task nhỏ hơn sau. Vậy mà sáng đó mình thẳng thớm quyết định coi nốt phim trước. Giờ nghĩ lại thấy vẫn có lí, vì cái task đó không những cần não mà thực tế thì nó đã xài hết cha nó năng lượng dự trữ của mình cho mấy hôm sau luôn.


Hai cảnh ấn tượng nhất mà mình thấy trong phần còn lại của phim là cảnh cô nhận tin dữ về người tình Marcel và đoạn cuối, khi cổ sửa soạn lên hát trước công chúng lần cuối cùng bài hát Non, ne regrette rien - Hong, hong hối hận gì cả. Câu chuyện về Marcel thì mình sẽ hông kể sâu, chỉ là cái cách chuyển cảnh của phim từ những xúng xính rất dung dị của một người phụ nữ đang yêu, sang nỗi đau xé đến tuyệt vọng và tiếng gào thảm thiết, sang một chiếc rèm sân khấu mở ra và cổ tiếp tục hát. Nó mượt đến đau lòng.


Spoiler alert.


Còn cảnh cuối, thì ôi thôi, nó ám ảnh ở một level rất khác. Đối với mình, nó là đỉnh cao điện ảnh, khi từng câu chuyện kể trong những dòng thời gian đan xen trước đó đều cùng nhau đi đến một cái kết. Bữa tiệc của những cái kết. Cái kết của cuộc đời cổ, khi cổ nằm trên giường bệnh, chuẩn bị trút hơi thở cuối cùng, môi run rẩy, mắt vô hồn, sắc mặt nhợt nhạt nhớ về những kí ức ẩn hiện không rõ ràng của một cuộc đời sóng gió. Cái kết cho mối quan hệ với ba cổ, khi con búp bê cổ từng ngắm nhìn thèm thuồng những ngày đầu cùng ba rong ruổi được trao đến cổ từ ánh mắt cứng rắn yêu thương của ba. Cái kết của một sinh linh cổ từng nâng đỡ vào đời mà chẳng mấy chốc đã ra đi, không qua khỏi cùng một căn bệnh cổ từng mắc. Cái kết của một linh hồn đã vui chơi xong ở trần gian này, thong thả ngồi đan áo dưới ánh nắng dịu êm và tiếng rì rào của biển, trả lời những câu hỏi phỏng vấn ngắn gọn mà ý tứ tràn cả đời người, cả không gian. Sau mỗi câu trả lời đều nhìn người phỏng vấn, cười một nụ cười nhẹ bẫng, rồi quay trở lại với cái áo trong tay. Ít lắm trong cuộc đời trần ai của cổ mà cổ toát ra cái năng lượng như vậy (hoặc ít nhất là từ những gì mình thấy được trong phim). Cái kết, quan trọng nhất, của một cuộc đời nghệ sĩ lẫy lừng, yêu sân khấu thiết tha, khi cổ đứng trên sân khấu Olympia, biểu diễn lần cuối cùng. Bức rèm đỏ kéo ra, trước sự nín thở của hàng ngàn khán giả (mình tưởng tượng vậy), với cây thánh giá đeo trên cổ, chậm rãi ra hiệu cho band nhạc, quay trở về micro, cổ cất giọng hát: Không, em không hối hận điều gì cả.


Đó, bạn tưởng tượng đó, bao nhiêu đó cái kết cao trào cùng một lúc, kèm với giọng hát đầy nội lực của cổ, gương mặt không hiểu đang biểu hiện gì, ánh mắt không rõ đang nhìn đi đâu và cái chuyện gì đã diễn ra trong cái thân thể nhỏ bé ấy để cất ra cái giọng hát rung ở cái tầng nào không biết luôn như vậy, nó được trộn lại với nhau. Hoặc như người yêu mình biểu cảm sau khi coi: Mẹ ơi, cổ hát bằng cái gì á! Lời bài hát, mình để bản dịch ở đây, bạn muốn hãy xem cho thêm phần cấu xé:



Đòn chí mạng knock out mà bộ phim để lại cho mình, là sau khi dồn mình đến tắc thở bằng lần lượt những cái kết kể trên, những giây cuối cùng của bộ phim, nhịp phim giãn ra, chậm lại, nhẹ lại, cô hát:


Car ma vie, car mes joies. Aujourd'hui... ça commence avec toi!

Mình dịch: Vì cuộc đời tui, hạnh phúc của tui, từ giờ bắt đầu với bạn đó!


Rồi hết phim. Ủa. Hong. Ủa.


Cái đ** gì mới diễn ra vậy?


Thôi khỏi cảm ơn! Thui con không sống cuộc đời của cô đâu làm ơn huhuhuhuhu không. Không. Đáng sợ quá không! Không! Má! Quay lại quay lại! Cô cất cái câu hát đó vô giùm con! Sợ quá!


Nhưng không còn kịp nữa. Ekip làm phim, những người đã ác ôn sắp xếp cái mạch phim, giọng hát của cô, cuộc đời cô, đã kịp tiêm cho mình một liều thuốc độc, khiến mình khổ sở mãi những ngày sau đó. Mạnh dạn gọi nó là một liều thuốc độc trước khi (mong là) nó turns out chỉ là một liều vắc-xin.


Mình cũng không biết cái gì là ám ảnh nhất trong bộ phim nữa. Nhưng nó ám ảnh, và nó gây nổi da gà hoài, và cái câu non, ne regrette rien nó vang hoài trong đầu mình đến mất cả ngủ. Thiệt, bộ phim nên để đề tựa đứa nào yếu vía đừng coi. Đứa nào có sức khoẻ tinh thần hông mấy ổn định thì xê ra, hoặc coi dưới sự canh chừng của ai đó giùm. Nhưng mà nó nặng đó. Nó chạm tới cái hầm thế hệ nào trong mình mình cũng chưa biết được luôn. Mình tạm gọi nó là stored collective subconscious memories, kiểu nó là những kí ức sâu thẳm được lưu trong mỗi người tụi mình, những cái vui và cái đau, cái tiến hoá, cái học được từ những trải nghiệm không phải của mình mà là của nhiều thế hệ trước trước mình, miễn là người thì đẻ ra là được tích hợp sẵn. Ai đọc Sapiens rồi chỉ mình biết trong đó có nói về chuyện này hông? Người yêu mình dùng từ tập tính. Mình chưa rõ. Nhưng mà nó ám ảnh.


Tiếng Pháp trong bộ phim đẹp mê hồn. Từng cái rung của cô ở mỗi chữ r sao đâu mà nó đẹp. Nó không có nhẹ kiểu êm êm cute cute như mấy bài hát tiếng Pháp hiện đại mình hay nghe. Nó rung tới nơi, rung tròn vành rõ chữ, rung trọn vẹn nét đẹp của cái âm đó. Học tiếng Pháp bấy nhiêu năm nhưng đây là lần đầu tiên mình thật sự rung động trước thứ tiếng này và thật sự thấy nó lãng mạn quá chứ! Người ta nói quả không sai! Không phải chỉ trong những bài hát, khi ánh đèn sân khấu chiếu rõ độ uyển chuyển của vành môi khi chu duyên dáng, khi kéo giãn sang hai bên như cười, độ rộng hẹp phức tạp của miệng, hay độ bất ngờ khi miệng có vẻ đang chuẩn bị phát ra một âm nhưng vì cuống lưỡi rung sao đó hoặc vòm họng cong sao đó mà âm thanh phát ra là một âm khác hẳn. Mà còn trong giao tiếp thường ngày, khi những nhân vật đơn giản là nói ngắn gọn nhưng sự đặc biệt, sang trọng vẫn toát ra ở trong không khí.


Ò, chưa kể, hình ảnh cô đội cái nón hải quân (?!) tươi cười ở trên mình cũng từng bắt gặp trong một bài học tiếng Pháp nào đó của mình mà mình không quá để tâm. Phim chiếu tới cảnh đó hú hồn.


Khi đem kể câu chuyện này với mọi người trong MindTriibe thì Bơ có nói với mình, cảm ơn Uyên đã chia sẻ, Bơ sẽ coi, vì cuộc đời cô này rất thường được đem ra phân tích trong các lớp học tâm lí học. Mình sáng ra! Đúng ha. Cuộc đời cô chồng chất trauma. Mình đã từng tự hỏi, sau khi lặn lội đọc lỏm nhiều sách tâm lí học, nếu tâm lí học hiện đại không ngày một sôi động, ngày một can thiệp sâu hơn vào việc trị liệu những tổn thương tâm lí cho con người, thì cuộc đời họ có thể đi đến đâu? Bộ phim là một quyển sách tham khảo xuất sắc. Nó đưa mình đến những vùng joy và những vùng pain ngoài khả năng tưởng tượng của một đứa sinh ra trong thời bình, thời không còn phải vật lộn với cái nghèo, thời rảnh rang đi đọc sách tâm lí. Đọc quyển sách tham khảo này xong, mình có còn muốn vận động cho chuyện bình thường hoá việc đi tham vấn tâm lí không, còn muốn chung tay bật loa phường về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần không, còn muốn hì hục xây dựng từng thói quen nhỏ để nâng cao đề kháng tinh thần cho bản thân không, chắc câu trả lời tạm là còn. Nhưng mà, chắc là có thêm một chút trấn an hả, lỡ mà tất cả những điều này không work, thì dù sao cô Édith Piaf cũng đã sống thật đẹp. Giọng hát được chuốc qua năm tháng, qua những tận cùng của cả niềm vui lẫn nỗi đau của cô vẫn làm cho lông của tận nhiều thế hệ sau dựng ngược. Đến cuối đời, cổ vẫn hát được như vậy cơ mà.


Nên chắc là mình thong thả hơn một chút. Không sao.


Chúc bạn xem phim vui nha, nếu có ý định 🐳 Hoặc nếu mà xem rồi, let me know what you think được hong? Mình có tìm đọc review trên mạng nhưng chưa đã lắm.


Thank you for reading my stuffs 🌱

254 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page