top of page
Writer's pictureRosie

Kenya - Maisha Mema


Công chúa nhỏ của lòng mình, tên là Esther Tabitha <3

"It takes a village to raise a child!


The only home I knew was in Maisha Mema where I grew up. Every time I reflect on my past, I remember the fact that I was always told that I was loved. A caring smile was always on the face of all those who took care of us. They were sensitive to our emotional needs, our relationship was tremendous. I never longed for someone I could talk to because they were always there. Sometimes I would think about my mother and wondering what our lives would have been like had she not died, but I always got the same answer that ''She would never give me this attention''.


I never had regrets being in this home. I was told that I was loved throughout my long stay here. The house mother showed a lot of response and care to our distress. I was always told that it was okay to cry and let things unfold. I never had fears of what would be of my next meal because I was always assured that all be well. I never had to go back home because of fees. My life was never a wretch in this home. As a child I had my rights and I could never complain or cry that I lacked.


I was taught to interact with all kinds of people whose backgrounds were different or similar to mine. Some from poor background, others from rich backgrounds. Some had given up and felt that they did not belong anywhere. Some had everything while others had nothing. But I would always pose a question to my mind ''What did I have?''. This never disturbed me because I always knew I had Maisha Mema.


I learned confidence, I never struggled to interact or relate with people and as a result, I fit in perfectly."


Tạm dịch:

"Cần cả một ngôi làng để nuôi dạy một đứa trẻ.

Ngôi nhà duy nhất mà tôi biết là Maisha Mema, nơi tôi đã lớn lên. Mỗi lần nhìn lại quá khứ của mình, tôi luôn nhớ rõ một điều rằng tôi luôn được nhắc là mình được yêu thương. Những người chăm sóc, nuôi dưỡng chúng tôi luôn nở với chúng tôi những nụ cười quan tâm. Họ rất để tâm đến những nhu cầu cảm xúc của chúng tôi, mối quan hệ của chúng tôi vì thế mà rất khắng khít. Tôi không bao giờ phải thèm có một người để nói chuyện bởi vì xung quanh tôi luôn có họ. Đôi lúc tôi nghĩ về mẹ ruột của tôi và tự hỏi, nếu như mẹ tôi còn sống, cuộc sống của chúng tôi trông sẽ như thế nào? Nhưng câu trả lời luôn vậy: "Mẹ sẽ không bao giờ cho chúng tôi được sự chăm sóc này."

Tôi chưa bao giờ hối hận về việc ở trong gia đình này. Tôi luôn được nhắc là tôi được yêu thương trong suốt khoảng thời gian dài sống ở đây. Những người mẹ luôn làm gì đó mỗi khi chúng tôi buồn. Tôi luôn được nhắc rằng khóc không có gì là xấu cả, và cứ để cảm xúc được thể hiện ra. Tôi chưa bao giờ phải lo lắng về bữa ăn tiếp theo của mình vì tôi luôn được yên tâm rằng tất cả mọi thứ đều đã được lo liệu hết. Tôi chưa bao giờ phải ở nhà vì thiếu tiền học. Cuộc sống của tôi không bao giờ buồn bã trong ngôi nhà này. Là một đứa trẻ, tôi đã có quyền của mình và tôi không có gì thiếu thốn để phàn nàn cả.


Tôi được chỉ cách để tương tác với đủ mọi kiểu người mà background của họ khác hoặc giống với tôi. Một số người thì nghèo, số khác thì giàu. Một số người như đã bỏ cuộc rồi và cảm thấy là họ chẳng thuộc về nơi nào cả. Một số có tất cả trong khi số khác chẳng có gì. Nhưng tôi đã luôn tự đặt cho mình một câu hỏi, "Vậy thì tôi có gì?" Câu hỏi này thật ra lại chẳng bao giờ làm tôi phiền lòng vì tôi luôn biết tôi có Maisha Mema.


Tôi đã học cách xây dựng sự tự tin trong mình. Tôi chả bao giờ gặp khó khăn trong việc tương tác với mọi người, nhờ vậy mà lúc nào tôi cũng hoà đồng và hoà hợp với mọi người một cách hoàn hảo."


Khung cảnh Maisha Mema nhìn từ phòng mình một sớm bình minh xinh <3

Mình đã tìm cách để kể về Maisha Mema, và mình không thấy sự khởi đầu nào hợp lí hơn là đoạn trích trên từ bài luận Tabitha viết về gia đình của bạn ấy. Tabitha là cô bé 18 tuổi, vừa tốt nghiệp cấp 3, đang chuẩn bị vào đại học. Bạn là người đã đón mình nhiệt tình nhất những ngày đầu mình ở đây bằng cách... chọc ghẹo, giỡn hớt, la làng haha, kích hoạt phiên bản lầy lội của mình ra trở lại. Trong suốt 3 tháng ở đây, tụi mình tạm gọi là dính nhau như sam. Dù là mình vẫn tối ngày rúc vào me-time, nhưng những khi khác đa phần là dành với bạn. Bạn cho mình thấy nhiều góc cạnh của bạn, có những câu chuyện tối thui đến giật mình. Bạn thích làm thơ, thích viết tiểu thuyết, thích coi phim và nhảy. Bạn có lịch sử thắng vài cuộc thi debate, hay dạy mình twerk trong vô vọng (đến gần đây nhắn tin vẫn còn ráng nhắc mình nhớ tập twerk chứ hông quên bài), và có cuốn tiểu thuyết tâm lí tội phạm viết được 12 chương luôn rồi đó tin được không... Mình thấy bạn là một tâm hồn rất hay ho và thú vị, mình sẽ muốn viết về bạn trong một bài blog khác. Một buổi sáng nọ, khi mình đang cắm mặt vào lap với chai nước màu cam kế bên, bạn đã xộc lại kế bên mình, xoè bài viết của bạn ra, nhờ mình góp ý. Mình đọc mà thấy tim mềm ra với đoạn ở trên, nên đã bảo là sẽ xin bạn để khoe lên blog.


Tabitha nèeeeeeeee

Chuyện mình đã lạc đến Maisha Mema như nào, bạn có thể đọc thêm ở đây nhé.


Trước khi đến với mái ấm, mình hỏi cô Marianne những bạn nhỏ này đến từ hoàn cảnh như thế nào? Cô bảo mấy bạn hoặc là mồ côi, bị bỏ rơi, hoặc là ba mẹ không có đủ năng lực để nuôi mấy bạn. Nghe thế, mình hình dung trong đầu là mấy bạn sẽ nhát, buồn, hoặc ít nhiều mang trong mình cảm giác self-pity. Nhưng không, mấy bạn sống cùng nhau một cuộc sống xinh đẹp và hạnh phúc. Biểu hiện của xinh đẹp và hạnh phúc? Một vài đại diện thôi hen: mỗi buổi chiều ngày nghỉ mấy bạn nhỏ xíu sẽ lôi giày ra trượt patin xung quanh khuôn viên mái ấm, những bạn cấp 2, cấp 3 mình nói chuyện đều rất biết mình là ai, rõ ràng cá tính, muốn làm gì cho cuộc đời, ở nhà luôn rộn ràng tiếng cười vui, mấy bạn "chủ nhà nhí" này sẽ sẵn sàng xắn tay áo giúp mình rửa một cái nồi quá khổ khi thấy mình loay hoay ngơ ngác chứ hông hề rụt rè hay làm ngơ gì cả. Mình nghĩ là cô chú đã làm gì đó rất đúng với tụi nhỏ, nên mình đã quan sát thử xem sao. Thì đây là một số điều mà mình thấy.


[Còn tiếp]



66 views0 comments

Recent Posts

See All

Komentarze


bottom of page