top of page
  • Writer's pictureRosie

Morning Pages và Artist Date

Updated: May 15, 2020



Mình đang đọc cuốn The Artist’s Way của cô Julia Cameron và nhân mùa dịch cũng sắp xếp thời gian để thực hành theo. Mình thấy wow với quyển sách, giống như cái cách mà ngày thứ 3 ở khoá thiền Vipassana mà mình đã soạn một bài post chia sẻ về nó trong đầu vậy (dù tới ngày cuối cùng thì thở tiếng chó không share nổi nữa). Morning Pages và Artist Date là 2 thực tập nền trong hành trình 12 tuần quyển sách đề ra.


Mình biết về cuốn này từ một chị bạn hồi lúc mà chị ý đăng tìm đồng bọn thực hành chung, nhưng lúc đó mình còn đang bận ngắm ngựa vằn hươu sao các kiểu nên lưu lại để đó chứ chưa làm. Mãi đến gần đây, khi có dịp nói chuyện thêm với chị và chị kể cho mình nghe là trời ơi em ơi cái morning pages nó màu nhiệm dữ thần, mình mới thấy hấp dẫn, mua sách về đọc liền tay.

Sách hướng dẫn 12 tuần thực hành hứa hẹn là sẽ “get back in touch with your inner artist” hè hè. Ban đầu mình đọc vì tò mò thôi, chứ cũng không định cứu rỗi gì ai, nhưng càng đọc càng làm càng wow nên quyết định share luôn. Let's go!


---


Morning Pages - một hình thức "đi vệ sinh" cho tâm hồn và đầu óc

Photo by Rana Sawalha / Unsplash

Cách chơi: Mỗi sáng bảnh mắt dậy không nói nhiều ngồi xuống viết liền 3 trang giấy. Cô bảo là viết tay nhưng mình bảo Nô mình quánh máy, chắc cô cũng sẽ chịu =))

Luật chơi:

  • Không được quánh giá dù chỉ một từ trào ra trong morning pages

  • "There's no right way of doing morning pages" - không có cách nào gọi là cách viết ra hồn cả. In fact, ra hồn được thì tốt mà không ra hồn thì tốt hơn, viết cái gì cũng được, không nghĩ ra gì để viết thì viết là "Đm không có gì để viết huhuhuhuhuhuhuhuhuhuhuhu" cho tới khi đủ 3 trang, nhưng không được bỏ chạy cho tới khi viết xong.

  • Không đọc lại morning pages của mình trong vòng ít nhất 8 tuần từ khi bắt đầu chơi.

Vì sao nên chơi?

Để "qua bờ bên kia" theo ngôn ngữ của cô 🤓 Ý cô là bình thường mình sẽ có một giọng nói Critic (internalized perfectionist) trong đầu chê bất cứ thứ gì mình tạo ra, nên nếu mình cứ lì lợm viết thì mình sẽ phỉnh được cái "thằng giữ cửa phiền toái" đó và get to the other side of fear.


Chưa kể, "You'll see, it's hard to complain about the same thing over and over again for a month" - không ai có khả năng than thở 3 trang mỗi tháng suốt một tháng trường, nên viết mãi rồi cũng phải qua bước solution 🤣 Ủa chí lí quá!

FAQ:

  • Viết chi? Ai đọc? (Nhật Linh hỏi)

Chả ai đọc, mình còn không được đọc =)))))))) Mà tại vậy mới càng nên viết, vì bình thường mình nghĩ tới người đọc xong mình nghỉ viết. (Nhật Linh tự trả lời).


  • Non-writers có cần viết không và nếu có thì có ích lợi gì không?

Có, vì mục đích của bài tập này không phải là để luyện tập với con chữ, mà là để giải phóng mình khỏi những vướng bận đời thường, những suy nghĩ loạn xạ để đi vào hòn đảo sáng tạo sẵn có trong mỗi người. Cô đưa nhiều dẫn chứng những người làm điêu khắc, biên kịch, kể cả luật sư cũng đã có cái đầu sắc bén hơn, sáng tạo được nhiều và "sản phẩm" chất lượng hơn.

  • "Tui cảm thấy có một sự resist nặng nề just at the idea of it!" (mình tự đặt)

Ở phần giới thiệu cô có nói đối với bài tập mỗi tuần trong cuốn sách này, nếu không làm hết được thì hãy làm một nửa, mà chọn một nửa phải khôn! Khôn? Bằng cách chọn cái mình thích nhất và cái mình resist nhất. Vì sao? Vì thường những cái mình resist nhất là nguỵ trang của một cái fear nào đó, vì vậy nên nó là mới là cái mình cần phải làm nhất. Làm xong là thông!

  • "Lỡ giữa đường tui nản, tui bận, tui bỏ rồi sao..." (mình tự đặt luôn)

Ủa cần gì giữa đường xong 1 2 ngày bỏ luôn là có á =)))) (mình bổ sung)

Cô trả lời:

Chắc chắn giữa đường sẽ có lúc nản, nản tới đỉnh điểm và khao khát chạy biến đi sẽ mạnh hơn khao khát viết xuống, nhưng đó là lúc 2 lựa chọn hiện ra rõ ràng:

1. Bỏ luôn (thì bỏ thôi), gọi là creative U-turn, quẹo ngược lại =))))

2. Tiếp tục được thì sẽ gặp được một "mình" khác hơn. Vì con ego đã ở lại ở cái khúc cao trào đó rồi.

Trải nghiệm cá nhân:

Mình viết night pages (kiểu nhật kí) nghiêm túc tới nay được 4 tháng thì mình thấy nó giúp mình nhiều với reflection, nhật kí cảm xúc và dọn dẹp đầu óc mình mỗi ngày, giúp mình ngủ ngon. Còn morning pages mình làm 16 ngày qua (và còn nữa) thì thấy nó hay thiệt, sau đó đầu óc được rảnh rang làm chuyện khác mà không bị mấy suy nghĩ vụn vụn nhảy lên phá. Artist sao thì chưa biết nhưng mà đầu óc sạch sẽ thoáng đãng là thích cái đã. Highly recommend!


Hmm, nhưng mà trước khi vô viết được night pages là mình cũng đã một triệu lần viết xong nghỉ từ mấy năm trước tới giờ á, do... lười. Càng về sau thì càng tìm đến sổ viết nhiều hơn, nhưng chủ yếu là khi có chuyện gì đó đau đầu quá, nặng nề quá thì mới viết để tìm cứu cánh và cố sắp xếp lại đầu óc thôi, dần dà mình nhận ra đợi đổ bể mới hốt thì cũng không ổn. Nên tới ngày 1/1/2020 ở xứ sở Kenya xa xôi thì mình mới quyết định là sẽ biến việc viết lách thành thói quen mỗi ngày, để tăng "hệ miễn dịch" tinh thần, "phòng bệnh hơn chữa bệnh", I reckoned. Nên là nếu bạn vừa mới viết mà nản thì cũng hông có sao nha, chuyện thường luôn á. Cứ mạnh dạn thử, nản thì thôi, xem như gieo hạt ^^

---


Artist Date - lôi mình ra hẹn hò chút xíu hem?


Photo by Anna Jimenez / Unsplash

Cách chơi: 1 tuần block ra 2h một ngày bất kì để hẹn hò với bạn Inner Artist, làm gì cũng được (cùng xem một bộ phim, đi bảo tàng, đi dạo bộ, đi leo núi, đi mần đẹp) để lắng nghe, quan sát suy nghĩ và phản ứng của bạn ý với thế giới xung quanh. Y chang hẹn hò với bồ dị đó! (cho những ai có bồ còn nếu mà single á thì well, coi như chơi trò này đỡ ghiền đi vậy...).


Luật chơi: Chỉ được đi với bạn đó (tức là đi một mình đó, no bồ ba mẹ bạn allowed). Cô bảo "Your artist is a child", it wants undivided attention. Dịch sao ta, người nghệ sĩ bên trong bạn cần được ăn sự chú ý trọn vẹn để sống? =))))))

Vì sao nên chơi?

Cô lấy ví dụ là các cặp đôi đi gặp therapist được hỏi có spend quality time - dành thời gian chất lượng - với nhau không thì thường câu trả lời là không. Lí do thì nhiều: nhà bao việc, tiền đâu ra mà xa xỉ, gặp nhau mỗi ngày rồi hẹn hò gì nữa, vân vân, dẫn đến ngày càng mất kết nối. Mình với inner artist của mình cũng vậy, cần thời gian chất lượng để kết nối với nhau. Nếu mình mà resist (chống đối) với thực tập này, thì quan sát thử, có phải nó là fear of intimacy đang resist đó không?


Một câu mình tâm đắc trong đoạn này: “We forget that imagination-at-play is at the heart of all good work”. Mình thấy có nhiều người, dù có làm trong lĩnh vực sáng tạo hay không, thì càng lớn cũng càng quên mất chơi đùa. Làm gì cũng cần có mục đích, cần thấy trước kết quả, cần rõ ràng, thế là trí tưởng tượng và khả năng vui chơi cun cút đi vào một góc phòng để cho "người lớn" làm việc. Một ngày nhìn lại, thấy sao cuộc sống của mình nặng trĩu như một cục xi măng? Thì thôi, 1 tuần 1 buổi, vui chơi chút xíu xả hơi nè.

FAQ:

“Nó khác gì với self-love nhỉ?” (tự hỏi)

Mình nghĩ nó về cơ bản là giống, khác ở chỗ cái này chỉ mặt đặt tên nào em artist ra chơi với anh =)))) (tự trả lời)


"2 giờ mỗi tuần, nghe có vẻ mất thời gian quá nhỉ?"

Cô trả lời gì quên rồi ta...


Trải nghiệm cá nhân:

Gì chứ tự vác mình đi khắp muôn nơi để khai phá, thăm khám (đôi khi là moi móc, soi mói) thì mình đã thử khá lâu, nhưng kiểu cụ thể là lôi bạn artist ra á thì mình chưa thử. Căn bản là đó giờ chưa bao giờ trong đời mình nghĩ là mình có máu nghệ sĩ trong người. Dạo gần đây thì bắt đầu nghi nghi :D

Tuần vừa rồi mình tự hỏi mình muốn artist date ở đâu, làm gì đây, mình bí tới stress. Ngồi im một hồi thì trong đầu mình hiện lên 2 chữ mầu nhiệm “Dear John”. Thế là mình tung tăng mở phim ra coi. Đã từ lâu lắm mình đã ban lệnh cấm vận các loại ngôn tình vô thế giới của mình do sợ coi quá bị lậm chứ không gì, dù hồi xưa thơ bé mình cày bao nhiêu cuốn Marc Levy hay Guillaume Musso hay Nicholas Sparks thì cũng được hết. Nhưng mà hôm nay bạn artist đòi coi phim thì coi thôi, tự nhủ coi xong tự tát cho tỉnh cũng chưa muộn =))) Khúc coi thì khỏi phải nói ôi thôi là bánh bèo nhập, khóc sướt mướt. Thú vị là, trong lúc mình bận bánh bèo thì bạn artist của mình ngồi chăm chú, hăm hở phân tích cho mình về góc quay, ánh sáng với mấy khúc chuyển cảnh đẹp của phim?!

Xem xong phim mình nằm đơ ra một lúc trên nền nhạc phim, kiểu, ủa :| Xong mình cứ nằm vậy đó, và cảm thấy là ồ, có một cái gì đó trong mình mới được khai thông. Trước đó mình bị mắc kẹt kiểu gì, không hiểu, muốn viết cũng không được, muốn làm việc cũng không xong, đụng vô gì cũng bực bội hết đó. Nhưng mà coi phim xong thì thấy được nhẹ người hẳn, với lại cũng bị bất ngờ bạn artist nào đó hiện hồn phân tích phim cho mình nghe. Để coi sắp tới thì bạn còn điều gì bất ngờ chờ hù mình nữa.


---


Túm lại

Mình còn những điều tâm đắc của bài tập Tuần 1 và Tuần 2 nữa, tâm đắc cao độ, nhưng mà tự nhiên thấy không nên spoil vì làm từng bước sẽ thấm hơn. Thiệt sự recommend cho những ai thoáng thấy bạn inner artist trong mình nhảy tưng tưng hoặc tinh tế đòi sự chú ý rùi á. Nhưng nếu bạn chưa muốn đọc, như mình khi xưa, thì làm 2 bài tập nền dần dần để lấy đà cũng hữu hiệu lắm đó! Không cần phải ạc iếc gì, làm thân với bản thân mình hơn một xíu mỗi ngày cũng vui mà, he?


Nhưng mà, ...

You said you’re not at all creative. Well are you sure?


P/s:

Cảm ơn "chị bạn" vì đã giới thiệu sách cho em, kể chuyện em nghe, giúp em muốn đọc nó ngay ngắn.

Cảm ơn MindTriibe vì đã là nền tảng chia sẻ an toàn, giúp mình thoải mái tổng hợp thường xuyên những thứ mình đọc, để việc gọt giũa ra bài viết này suôn mượt như một cơn mơ ❤️

1,412 views0 comments

Recent Posts

See All

Kommentarer


bottom of page