top of page
  • Writer's pictureRosie

Emotional First Aid

Updated: Jun 7, 2019


Source: artstation.com


Hôm trước mình đi hội thảo về Emotional First-Aid, có đoạn cô đặt câu hỏi: “When you hear the word Emotional First-Aid, what is the first thing that comes to your mind?”. Tạm dịch, khi nghe qua cụm từ sơ cứu tâm lí, thì bạn nghĩ đến điều gì đầu tiên.

Câu trả lời trong đầu mình là: Please spread it! Làm ơn hãy lan toả nó ra, làm ơn!

Nên mình viết bài này.


1. EMOTIONAL FIRST AID LÀ CÁI CHI?

Mình biết đến khái niệm EFA lần đầu tiên qua bài TED của chú này: https://www.youtube.com/watch?v=F2hc2FLOdhI

Giống như là bông băng thuốc đỏ cho mấy vết trầy xước tay chân hoặc là bó bột cho những chấn thương đụng tới xương rắc rắc về thể lí, Sơ Cứu Cảm Xúc/ Tinh Thần là những việc chăm sóc cho tập đoàn các loại “vết thương lòng”, cụ thể theo sách là “Rejection, Guilt, Failure, and Other Everyday Hurts”.


2. VÌ SAO CẦN?

Sức khoẻ tinh thần là một trong bốn trụ cột của con người bên cạnh thể lí, tâm hồn và tâm linh thì phải. Nếu không được chăm sóc tốt, sức khoẻ tinh thần yếu sẽ ảnh hưởng đến mình giống như những căn bệnh từ cảm sốt đến ung thư.


Trong thế giới mỗi lúc một hối hả và yêu cầu cao về tính chuyên nghiệp thì lại càng cần chăm sóc tốt cho sức khoẻ tinh thần. Dĩ nhiên khi làm việc thì cần professional. Nhưng để một người có thể learn to surf the emotional waves của chính mình, especially when that person is more emotional than average, it takes time, energy, efforts và deliberate practice.


Cũng giống như sex education, nếu nó không được diễn ra một cách công khai và chính thống, trẻ con mới lớn sẽ tự tìm đến những cách tự giáo dục không qua kiểm duyệt và end up adopt một cách tiếp cận phù hợp với chính mình. Một số người sẽ kì thị cảm xúc như thể nó là thứ dịch bệnh đáng kì thị nhất trên đời và luôn miệng nói “Chuyện có gì đâu mà buồn?” và treat người khác tương tự. Có những người cảm thấy cảm xúc là thứ cần nâng niu xong sẽ chìm đắm trong đó, và trở thành nô lệ của chính cảm xúc của mình.


Những việc nhỏ nhỏ vậy chứ nếu không diệt tận gốc dễ gây ra hậu quả khôn lường. Nhất là trong nhịp sống lao vun vút và nhiều tiếng ồn trong xã hội hiện nay, và nhất là đối với những người trẻ đang tập vật lộn đủ kiểu với cuộc đời. Bên cạnh sức khoẻ physical, spiritual, nếu mental health không được in check, để về lâu về dài hệ quả sẽ khôn lường lắm thay. Ví dụ như bị bồ đá xong không xử lí tận gốc xong sinh ra hận thù với toàn thể nam nhân trên cuộc đời =))


3. ĐỂ LÀM GÌ?


Để tự chữa

Bởi vì giống như những vết thương thể lí, nếu chỉ là trầy xước nhẹ hay là bầm dập sơ sơ thì hông sao hết, từ từ sẽ lành thật, nhưng mà mình rất thích cái ví dụ gãy tay. Một trong những điều độc ác nhứt mà bạn có thể nói với một người gãy chưn á là: do mầy nghĩ quá đó thôi, cứ đứng lên chạy nhảy một hồi sẽ lành. Què luôn chứ giỡn á huhu.


Để tém lại

Từ lúc mình có tí xíu ý niệm về hạnh phúc và tự do, về tình yêu và niềm dui sống, mình bắt đầu quan sát nhiều hơn về những diễn biến cảm xúc trong chính mình và ở những người xung quanh. Mình thấy những bậc cha mẹ không hạnh phúc, họ pass on những niềm tin và sự bất mãn về cuộc đời lên chính con cái họ. Mình thấy thầy cô giáo không hạnh phúc, họ đến lớp với sức nặng của cuộc đời ghì lên vai, đè luôn lên khoé môi để không còn cười với học trò nổi nữa. Mỗi người mà biết chăm sóc mình hơn một xíu, thì những "cọng rác" tinh thần đó sẽ bớt bị giăng xả khắp nơi!


Để dìu nhau qua bão giông, thay vì vô tình góp thêm xíu gió

Bạn có bao giờ nhìn thấy một ai đó thân thiết của mình dính phải một cú shock hay tổn thương nào đó chưa? Bạn đã phản ứng như thế nào? Did it help hay did it make it worse?


Trong workshop, cô có bảo hãy nhớ lại lần gần nhất bạn gặp phải một cái mental hurt nhẹ, “What did others do that did not really help?”

Một bạn trả lời: Cho lời khuyên, link lại trải nghiệm của mình & bảo rằng em nghĩ ít lại và đừng quá nhạy cảm.


Cái này mình relate lăm. Vì một số lí do, I spent my childhood trying build walls, burying my feelings và when things get overwhelmed, I chui dô toilet khóc mình ên trỏng. Và mỗi lần mình open up và khóc về một chuyện gì đó, mình hay nhận được một số comment kiểu như:

“Em emotional quá!”

“Có vậy mà cũng khóc”.

“Có vậy mà cũng buồn. Đừng có nghĩ nhiều quá. Vui lên”.

*thở dài thương hại* “Tội mày ghê, sống emotional quá thật khổ”.

Hoặc hông trực tiếp nói những câu trên, nhưng sau khi nghe mình chia sẻ một vài câu thì lập tức đưa mình lời khuyên.

Mình từng take những comment này to heart và would spend days trách móc bản thân vì sự uỷ mị này thật đáng nhục nhã. Thậm chí, mình thuộc những câu này tới mức tới một thời điểm chưa cần người khác mở miệng nói mình đã thuộc bài và tự nói với mình luôn. Trí khôn của ta đây =)) I’ve been through quite a fight để không để những comment kiểu này tác động tới mình nữa.


Trong workshop, cô cũng hỏi, what did people do that helped you.

Sau này, xung quanh mình may mắn có những người treat mình như sau:

“Sao đó? Có muốn kể hông?”

“Tao nghe nè.”

Hoặc ít nhất, họ sẽ bên cạnh nghe mình khóc một triệu dòng sông sau khi mình bắt thề tuyệt đối không được đưa ra bất cứ lời khuyên nào cả =)))

Dĩ nhiên, mình cũng cẩn thận không để việc này đến mức cực đoan còn lại, nhưng thường sau khi mình được chấp nhận cảm xúc của mình một cách trọn vẹn rồi, mình sẽ ask for feedback/ comment, và khi tỉnh táo, mình sẽ đón nhận những chia sẻ đó một cách chân thành. Nhưng trước đó, khi first-aid chưa xong, mọi comment sẽ là vô nghĩa, hoặc chỉ gây hại.


4. HOW?

Tốt nhất ý, là mỗi người đều có cho mình bộ sơ cứu, First-Aid Kit.

Tuỳ vào mỗi người mà bộ sơ cứu này sẽ khác nhau. Mỗi lần thấy mình không ổn rồi thì tung chiêu sát trùng liền.


Ví dụ:

- Về “nhà” nghỉ ngơi. Đã bị thương thì hem nên bày đặt lăn xả ra chiến trường, chẳng khác gì tự sát hết. Giống như hem ai bị gãy chưn mà lao ra thi marathon hết, nếu như không muốn một ngày join Paragames luôn.

- Một góc nào đó mà bản thân cảm thấy an toàn, list nhạc yêu thích có khả năng soothing một xíu. Góc của mình hay là Muse House Đà Lạt =))

- Reach out. Khi mà mình thấy tự mình handle coi bộ không ổn. Mình sẽ reach out một người nào đó. Ask them for their time để chỉ ở đó với mình, nghe mình nói, và không comment gì cả. Và nếu bạn có được những người bạn như này trên đời, hãy trân trọng nó nhé vì those are some of the most valuable gifts you’ll ever have.

- Nếu mà không đủ sức/ khả năng để “tự chữa trị” thì tìm đến sự hỗ trợ của chuyên gia. Hồi hè 2017 có đợt mình đã phải tự xách đầu mình tới bác sĩ tâm lí chớ lần đó chịu hết nổi. Nhưng nếu lúc đó mình không seek for professional help thì chắc mình cũng sẽ còn struggle dài.

- Những hoạt động giúp kết nối với chính mình như hồi xưa Toa Tàu hay làm: …


Của riêng mình:

- List những bài hát bỏ vô album tên “In case of sudden sadness”

- List nhạc của uyenkulele.

- Calm.com

- Bài thơ của Mai Hà.

- Một số chi tiết nhạy cảm khác hihi.


Bên cạnh đó, có những việc làm ON A DAILY BASIS thì sẽ tăng sức đề kháng và giữ thăng bằng xịn hơn:

- Nhật kí cảm xúc. Để làm được cái này lâu dài thì mình cố viết càng đơn giản càng tốt.

- Thiền/ yoga: 2 cái này mình có thử nhưng còn hơi lười nên hông dám nói nhiều.

- Ở gần với thiên nhiên/ động vật một tí. Cây cỏ và muông thú biết yêu thương. Mình toàn mỗi ngày nhây đợi tới khi có chuyện cái làm 1 lần không à nên thấy không healthy lắm.

- Social media detox. Off social media 1 ngày 1 tuần 1 tháng gì đó. Thề luôn làm xong sẽ thấy trong lòng sạch xanh hơn nhiều phần.

- Tech detox luôn nếu ngầu.

- “Khám tổng quát” sức khoẻ cảm xúc tinh thần thường xuyên, xem có chỗ nào cồm cộm đáng ngờ hông thì moi ra hửi cho hết chứ để lâu nó úm thúi lên.

- Trong mỗi lớp học của mình, đầu giờ vô mình luôn hỏi How are you today?


Recommendation để tìm hiểu thêm:

- Clip này một lần nữa. Được thì đọc luôn sách.

- The Danish Way of Parenting


5. NHƯNG MÀ

Cái gì quá cũng hem tốt. Không thể lấy cái này làm cái khiên để thả trôi và chiều chuộng bản thân đấy. Như thế thì là phản tác dụng rồi.


KẾT

“Trẻ con thích nhất là êm

Người lớn cũng vậy cần thêm dịu dàng

Yêu thương là đốm nắng vàng

Trên lưng chú chó lang thang chiều hè”

- Trích tập thơ Ra vườn nhặt nắng


Hiểu biết thêm miếng để yêu thương nhau và yêu thương bản thân mình hơn một miếng.

Vì một thế giới không sâu răng và không âm thầm móc răng sâu chọi nhau bụp bụp.

245 views1 comment

1 Comment


alexnpeace
Jul 14, 2019

Hế lô Rosie,


Cảm ơn vì đã chia sẻ khái niệm này nha. Kiểu 1 người đi workshop nhiều người vui :)))

Nhờ bài này mà mình đã gọi tên rõ ràng hơn những thứ mình từng trải qua với bản thân và với bạn bè của mình.


Mình xin phép chia sẻ thêm góc nhìn của mình.

Vết thương có đủ kiểu, từ một vết xước da nhẹ nhẹ cho đến nặng nặng hơn như bị gãy tay blah blah các kiểu. Tương tự với vết thương trong tâm hồn nhỉ. Và tùy từng mức độ của vết thương mà mình có cách sơ cứu, cách chăm sóc khác nhau. Mình thấy có những vết thương chỉ cần viết…


Like
bottom of page