top of page
Writer's pictureRosie

Burnout - Người quen?


Nguồn: https://carlotta-notaro.squarespace.com/work/recharge


Vừa rồi nhờ anh Khuyến Bùi chia sẻ mà mình được nghe một bài TED rất gần gũi và thực chiến nói về burnout, mới ra hồi tháng 6 vừa rồi, tựa đề là The Cure for Burnout (Hint: It isn't self-care!). Ở trỏng có cuộc hỏi đáp insightful với hai chị em sinh đôi, Tiến sĩ Emily Nagoski và Tiến sĩ Amelia Nagoski, đồng tác giả quyển sách về burnout, dành cho những người trải qua trạng thái bị quá tải và kiệt sức bởi những việc họ phải làm nhưng vẫn cảm thấy mình làm chưa đủ. Nghe có quen hem, fellow millennial hoặc strong, motivated Gen Z cụa tôi?


Coi tới lần thứ 5 xong thì khoái quá, mình viết bài blog này. Mình tổng hợp, tóm tắt, tô đậm lại những gì 2 cô chia sẻ, kèm thêm một số diễn dịch, liên tưởng của riêng mình với mong muốn chia sẻ cái mình học, mình nghĩ, (mình nghĩ) mình biết. Bạn có thể xem clip gốc để có những cảm nhận, chiêm nghiệm của riêng mình nha.


Bên cạnh đó, sức khoẻ tinh thần và những khái niệm liên quan rất cần sự khoa học, chỉn chu và chi tiết. Phạm vi bài viết này dừng lại ở việc sờ nhẹ vào chủ đề burnout theo những góc cạnh được đề cập trong bài TED. Research thêm if you want a thorough understanding nhé, và nếu có thông tin nào mình đưa ra mà chưa phù hợp, please let me know để mình có thể nghiên cứu thêm.


Vô nè!


Nhìn chung thì:


Cái mình rất thích trong bài TED này đó là 2 cô có hướng tiếp cận vừa rất đầy đủ về định nghĩa, khái niệm, research, nhưng cũng có cách truyền đạt rất thu hút với nhiều câu chuyện, ví dụ thực tế, metaphors nữa. Như khi cần miêu tả chu trình toàn vẹn của phản ứng với stress, cổ lấy ví dụ là nếu bạn đang bị sư tử dí trên đồng cỏ châu Phi, thì bạn làm gì? You run!


Hai cô cũng trả lời một số câu hỏi được chọn lọc từ người xem, những câu hỏi mà mình nghĩ rất valid và tiêu biểu khi đề cập đến những trạng thái, khái niệm này. Trong lúc giải đáp thắc mắc cũng tiện thể chỉ mặt gọi tên được những chướng ngại ngầm tụi mình thường gặp khi trải qua burnout luôn. Xịn!


Chỉ có điều cái tựa Hint: It isn't self-care thì mình thấy hơi mang tính giật-tít một chút. Nếu được mình sẽ thêm thành It isn't just self-care. Tại self-care có vai trò của nó, chỉ là chưa đủ thui.


Nhưng anyway,


Đầu tiên nha, burnout là cái gì dị?


Có 3 đại diện chỉ dấu của burnout nè:

  • depersonalization, where you separate yourself emotionally from your work: trạng thái tách biệt về mặt cảm xúc ra khỏi công việc bạn đang làm

  • decreased sense of accomplishment: sụt bớt cảm giác thành tựu - cảm giác sung sướng khi hoàn thành một việc gì đó mà mình cảm thấy có ý nghĩa

  • emotional exhaustion: cạn kiệt cảm xúc

Nói chung, nó là trạng thái bị quá tải và bị rút cạn sức bởi tất cả những thứ bạn phải làm nhưng cùng lúc cũng vừa cảm thấy là mình đang làm không đủ.


Lúc đưa ra định nghĩa này, 2 cô có note là nó bắt nguồn từ nghiên cứu của chú Herbert Freudenberger tuốt luốt từ những năm 1970s, và định nghĩa này xuất phát điểm chỉ gói gọn trong môi trường công việc, nhưng ngày nay nó đã phình ra, điểm danh trong nhiều lĩnh vực khác nữa của cuộc sống: chăm em bé nè, nuôi dạy con, "đầu têu" hoặc tham gia vào các hoạt động xã hội nữa. "Cứ ở đâu mà bạn cần quan tâm và đầu tư nhiều thời gian, sức lực của mình vào, có những kì vọng khó đạt tới và những đòi hỏi liên tục không ngừng, thì bạn đã có một công thức hứa hẹn cho burnout".


Nên mùa này, khi Sài Gòn là điểm nóng và nhiều cá nhân, tổ chức lao ra, hết mực chuyển động để hỗ trợ cộng đồng trong khi số ca cứ duy trì ở mức nhiều ngàn mỗi ngày, thì burnout rất dễ xảy ra. À, đó là chưa kịp nói tới các y bác sĩ và đội ngũ tuyến đầu chống dịch luôn đó. Bên cạnh những nguy cơ sức khoẻ khá dễ thấy, nguy cơ bị kiệt sức tinh thần đối với đối tượng này cũng rất cao. Rồi giả bộ hông phải trong 2 đối tượng trên, nhưng bạn đã work from home tới tháng thứ 2 trong nhà rồi thì burnout cũng sẽ hăm he ghé thăm đấy, vì ở nhà thì ranh giới giữa work với life còn mờ nhạt hơn bao giờ hết.


Sao mình biết nó là burnout chứ không phải là thứ khác?


Mình nghĩ burnout nó nằm giữa trạng thái stress nhẹ - cái có thể chữa được bằng một li trà sữa, một giấc ngủ ngon, vài hơi thở sâu, một chiều ôm mèo, vv. và những bệnh lí tinh thần nghiêm trọng hơn, đòi hỏi sự can thiệp khác hơn như trầm cảm, rối loạn lo âu, vv.


Chỗ này cô Emily có nhắc lại định nghĩa ở trên: Burnout là trạng thái bị quá tải và bị rút cạn sức bởi tất cả những thứ bạn phải làm nhưng cùng lúc cũng vừa cảm thấy là mình đang làm không đủ. Rồi bổ sung, khi mà bạn khổ sở để trèo ra khỏi giường, để làm những việc cơ bản nhất luôn, thì nó vượt ngưỡng burnout rồi. "Burnout là bạn vẫn có thể xuất hiện để làm việc, nhưng dành cả ngày tơ tưởng cái cảnh mình đang làm một công việc khác."


Cô Amelia cũng nói thêm: "Tụi mình cần lưu ý là burnout không phải là một chẩn đoán y học, nó hông phải là một chứng bệnh tinh thần, nó là trạng thái liên quan đến căng thẳng quá độ. Nó hông có đặt mình vô tình thế mà mình cảm thấy như bị nhốt cứng kiểu như, đi trị liệu 13 năm đi! Nó chỉ có nghĩa là mình cần phải hoàn thành cái chu trình phản ứng với stress của mình thôi". Chu trình này trong clip 2 cô nói rõ hơn, bạn coi thêm để biết thêm chi tiết nha.


Ok, giả bộ chắc nịch là mình đang trong trạng thái burnout rồi, thì...


Làm sao để giao tiếp nó ra, nhất là trong chỗ làm? Và quan trọng hơn, thuốc giải là gì?


Nguồn: https://carlotta-notaro.squarespace.com/work/boy-and-donkey

Outside-in

Trước tiên, cô trấn an tụi mình bằng thông tin bên lề là cô đang là tư vấn cho rất nhiều tập đoàn lớn để họ tạo dựng được môi trường thân thiện hơn với những trải nghiệm rất con người này của nhân viên. Kiểu yên tâm nha, những chuyển động hướng thượng vẫn đang diễn ra đó. Hơi lâu xíu nhưng có.


Ở Việt Nam thì mình cũng có ngửi được nhiều rục rịch trong phạm vi cái mũi mình có thể đánh hơi tới. Xung quanh mình mọi người đang lan toả nhiều hơn những tài liệu, chia sẻ về những khái niệm này nè, nhiều tổ chức cũng đang step up để address những câu chuyện này, và gần nhất là một đứa bạn mình đang giữ một chân nhân sự có tiếng nói trong một tập đoàn lớn cũng liên hệ mình hỏi thăm tí chút về việc làm cách nào để hỗ trợ mọi người trong công ty bạn chăm sóc sức khoẻ tinh thần trong giai đoạn này.


Inside-out

Xong đoạn trên, cô cũng quay về với inside-out, những gì tụi mình có thể chủ động làm. Vì thực tế là phần lớn môi trường làm việc vẫn đang chú trọng năng suất, chuyên nghiệp theo kiểu công nghiệp hơn.


Cô bảo, nếu mà ở chỗ làm mà mình chưa có được sự hỗ trợ thích hợp cho những nhu cầu rất con người này của mình (đây là thuốc giải đầu tiên - chấp nhận nó là nhu cầu rất con người của mình), thì hãy chủ động tạo ra một bầu không khí yêu thương - bubble of love - trong không gian sống của mình nhé - "nơi mà mỗi thành viên trong nhà đều quan tâm đến wellbeing của bạn cũng nhiều như là bạn quan tâm đến wellbeing của họ".


"Bạn cần người có thể xoay sang bạn và nói rằng:


Này, em cần nghỉ ngơi đấy! Anh sẽ giúp em làm nốt cái này.

Anh đang tính sẽ hỗ trợ em như vầy đây, em coi được hông?

Cho bạn 15 phút để bạn la hét om sòm về bất cứ cái vấn đề gì đang chọc bạn ở cái khoảnh khắc đó, giống đoạn and you can bitch about anything you want trong Gummy Bear của Tùng và Uyenkulele.

Được thì đứng hẳn luôn về phe bạn và nói là ừa trời ơi, anh hong ngờ là chuyện đó lại xảy ra luôn, anh đồng tình với em hết nước! - Again, trong vòng 15 phút."


Chỉ cần như vậy thôi thì đủ để mình có được cái sự xả mình cần để có không gian, có sức bước bước tiếp theo. Chỗ này 2 cô lồng một câu (anh Khuyến dịch lại) cũng đáng để tự nghiệm lại và ngẫm nghĩ lắm nè:


Khi mình nghĩ mình cần bền bỉ quyết tâm hơn, thực ra mình cần sự trợ giúp. Khi mình nghĩ mình cần kỉ luật, nỗ lực hơn, thực ra mình cần sự ân cần.

Xung quanh mình toàn những bạn thiệt rất thông minh, hiểu chuyện, luôn biết mình cần gì và tử tế với người khác. Mấy bạn cũng thường vì biết những cái xả cảm xúc như vầy thì có một độ nặng nề nhất định, và sợ người nghe sẽ tốn pin, nên rất hay im im úm một mình. Để giải bài toán pin á, thì tuyệt chiêu time frame như 15 phút kể trên là hơi bị lợi hại. Nó có thể chuẩn bị tinh thần cho cả hai, bên nghe hông sợ kiệt sức vì bị hứng quá mức, bên xả yên tâm biểu hiện mình.


Những khoảng xả thế này sẽ có ý nghĩa lắm trong hành trình xử lí stress của mỗi đứa mình. Khi đó, cơ thể mình được thật sự tham gia tiêu hoá sự stress, để xong là xong, chứ hông ăn hiếp đì thằng não phải làm hết câu chuyện tiêu hoá này một mình nó trên tháp ngà của nó, rồi bày đặt move on chứ cơ thể vẫn ghim y chang. Đợi ủ lâu cho phình lên to tướng rồi nổ đùng hú hồn cả người banh xác lẫn người đứng gần bị văng miểng.


Thuốc giải cho burnout hỏng phải riêng gì self care mà nó là tất cả tụi mình care cho nhau như vậy á. Đẹp ha?


Chướng ngại vật

Nguồn: https://carlotta-notaro.squarespace.com/work/under-the-pines

Nói thì dễ, làm luôn khó. Tụi mình sẽ gặp nhiều chướng ngại vật lắm trong câu chuyện tập ứng xử với burnout.


Nỗi sợ


Đã đụng tới phạm trù cảm xúc, tinh thần, thì tụi mình tha hồ mà vượt chướng ngại vật luôn. Nền văn hoá Á Đông nói sỉ và những gia đình riêng nói lẻ của tụi mình vốn hông chừa nhiều không gian cho những trải nghiệm cảm xúc á kìa, nhất là cảm xúc khó. Giả dụ như mình, dù ba mẹ rất thương mình, nhưng hồi xưa ba mẹ từng phản ứng rất dữ dội mỗi khi mình khóc, mình lớn lên cũng khổ sở lắm mới chấp nhận, ôm ấp được cái phần mềm mỏng bên trong mình. Nên tụi mình hình thành nhiều nỗi sợ với những trải nghiệm cảm xúc đó lắm, một cách ý thức hoặc vô thức, từ nhỏ rồi.


Kể cả trong trường hợp của 2 cô, ở một nền văn hoá được cho là mở hơn với những biểu đạt cá nhân và trạng thái cảm xúc khác nhau, cô Emily cũng kể là hai cổ lớn lên trong môi trường mà cảm xúc khó bị luôn bị cho ra rìa, thành ra hình dung của cổ về việc làm việc với những cảm xúc khó này là như đi vô một đường hầm tối thui đầy dơi và chuột cùng một con sông thuốc độc. Rồi cô kể thêm khi biết đến những điều này, cô đã chập chững tập lại từng bước baby steps như nào. Rùi cô Amelia đệm vô, cổ nhúng chân vô hành trình này muộn hơn cô kia hẳn 20 năm, nhưng hông bao giờ là quá muộn để bắt đầu.


Bubble of love đâu ra?


Tìm đâu ra người để cùng mình thổi cái bubble này? Bồ chưa chắc có, mà có thì nhiều khi cũng hỏng biết/ hỏng care tới mấy cái này. Bạn bè/ đồng nghiệp thì cũng hông care nốt. Nếu mà ở cùng một không gian với ba mẹ nữa thì lại càng khó trời thần luôn. Trả lời á?


"The solution for that is probably closer than you think". - Giải pháp khả năng cao là gần hơn bạn nghĩ đấy.


Mạnh mẽ


"Mình tự tách biệt vì mình được dạy rằng mạnh mẽ là phải tự lập và độc lập, nhưng nó hông đúng (hoặc chỉ đúng một phần, mình thêm). Tụi mình mạnh mẽ và mạnh khoẻ hơn khi tụi mình đồng hành cùng nhau."


Những người bạn mạnh mẽ của mình, bạn có đang cần được phụ một miếng hem?


"Mình một mình"


Điều này cô Amelia đề cập thoáng qua thôi, nhưng mình bị chạm nhất.


Và hoá ra là nếu bạn cảm thấy như đang bị tách biệt, bị cô lập (hoặc tự cô lập), khả năng rất cao là phía bên kia bức tường, có ai đó cũng đang khao khát được kết nối y như bạn vậy.

Ở đây mình thấy bóng dáng của sự cô đơn. Sự nguy hiểm của phức cảm cô đơn thì chú này có từng đề cập trong bài TED Talk về sơ cứu tinh thần ở đây. Nguy hiểm lắm á.


Thật ra lâu lâu trái gió trở trời mình cũng giận nhẹ mấy đứa bạn mình, vì có mấy đứa hỏng đụng tới thì tụi nó sẽ hỏng bao giờ là chịu chủ động hỏi thăm mình trước, nhưng nếu mình thò tay ra khều, thì tụi nó sẽ hào hứng đáp trả, và lòi ra là tụi nó cũng đã hoặc đang tự nhốt mình đằng sau bức tường, y chang. Thấy thương cả đám.


Reach out là một cái cơ mà tụi mình cứ cần luyện mỗi ngày. Reach out cực kì khó, và thường là điều cuối cùng tụi mình nghĩ tới khi bị cụ Đơn ghé thăm và trùm lấy. Nhưng mình cứ tập từng chút, từng chút thôi. Ủa mà tạm dừng, chứ quẹo qua đây là mình viết tới sáng.


Nên tóm lại


Có một người bạn tên là Burnout. Gọi tên được và biết rõ bạn ấy sẽ giúp tụi mình chăm sóc mình và những người xung quanh tốt hơn.


Đỡ vô tình tự dán nhãn, kết tội mình và người khác bằng những cái nhãn tiện lợi như là lười biếng, yếu nhớt, tiêu cực. Cũng đỡ nhồi đầu mình và người khác bằng những khẩu hiệu sẵn có, phổ biến nhưng chưa chắc phù hợp như là vui lên, tích cực lên, kỉ luật vào, nào nào đừng có đần cái mặt ra như thế nữa!


Dù bạn và người thân đang ở trạng thái tinh thần nào,

mong sự thấu hiểu, dịu dàng luôn được hiện hữu.

https://carlotta-notaro.squarespace.com/work/breathe-in-breathe-out

Cảm ơn bạn vì đã đọc đến đây.

Chúc bạn ngày vui và mát và thơm!

Take care nhé! :)

239 views0 comments

Recent Posts

See All

Chào 30!

Comments


bottom of page